Nếu trước đây sở hữu một chiếc là thể hiện đẳng cấp sự giàu có thì giờ đây ở Việt Nam việc sở hữu những chiếc iPhone 4/4S trở nên bình thường và phồ biến từ sinh viên, học sinh, lao động....đều có thể sở hữu nó
Hết ca trực,
anh Nguyễn Văn Kha (bảo vệ một tòa nhà trên phố Trung Yên, Hà Nội) mang theo
chiếc iPhone 4 ra ngồi trà đá. Chàng thanh niên quê Hải Hậu, Nam Định này liên
tục vào Facebook, chat với bạn bè, truy cập web đọc tin. Kha cho biết, anh mua
chiếc di động cũ này một tháng trước với giá gần 4 triệu, tương đương một tháng
lương bảo vệ. “Làm công việc này cũng hơi buồn, giờ có iPhone, mình có thể ngồi
cả ngày cũng được", anh nói.
Toàn bộ những
đồng nghiệp của anh đều đã “phổ cập” iPhone. "Nhiều vị ban đầu dùng điện
thoại khác, nhưng sau cũng đổi sang iPhone vì tiện dụng hơn, trông lại sang trọng,
hàng "Táo" mà", Kha nhấp ngụm trà đá và tiếp tục dùng tay lướt
trên mẫu di động của Apple.
iPhone 4 đã qua sử dụng với giá bán chỉ
hơn 4 triệu đồng đang là lựa chọn của nhiều đối tượng người dùng phổ thông.
Trong khi đó, đồng nghiệp của Kha -
anh Nguyễn Minh lại có thâm niên dùng iPhone hơn một năm. Bắt đầu từ chiếc
iPhone 3G, anh Minh liên tục "lên đời" dòng 4 rồi 4S. "Mình đang
chờ giá iPhone 5 xuống thấp thì sẽ mua. Chiếc 4S này màn hình nhỏ quá".
Theo anh Minh, dùng iPhone ổn định, các máy đời cũ giá không cao, nhưng trông vẫn
sang.
Các dòng iPhone cũ từ 3G, 3GS lên 4,
4S đang là mặt hàng "sốt" tại nhiều cửa hàng ở ngoại thành Hà Nội,
các vùng nông thôn. Mức giá các loại máy này khoảng chưa tới 5 triệu đồng, thậm
chí một số mẫu iPhone 3GS "tân trang" đang bán ở mức dưới 2 triệu được
nhiều người dùng bình dân chọn lựa.
Anh Nguyễn Khắc Dũng, một chủ buôn sỉ
iPhone cũ cho biết, dòng điện thoại này được nhiều người lựa chọn nhờ chất lượng
phần cứng tốt, thiết kế đẹp, "nhưng quan trọng nhất vẫn là giá và yếu tố
thương hiệu". Cũng theo anh này, phần lớn các mẫu iPhone cũ này là hàng
"tân trang" lại vỏ ngoài từ Trung Quốc. Chúng trông mới bên ngoài,
còn lại sử dụng phần mềm và bộ main của những chiếc iPhone cũ.
Thị trường màu mỡ đã hình thành những
"đường dây" buôn iPhone cũ từ Trung Quốc về các vùng nông thôn. Nhiều
chủ nhập sỉ mỗi tháng có thể tiêu thụ cả nghìn máy, doanh số cao hơn so với
buôn các dòng di động Android không thương hiệu từ Trung Quốc.
Giá rẻ và tên tuổi "hạng
sang" là nguyên nhân khiến nhiều người sẵn sàng lựa chọn iPhone đời cũ, bất
chấp những rủi ro từ hàng "dựng", kém chất lượng. “Ở Việt Nam, iPhone
từ lâu đã được mặc định là sản phẩm đẳng cấp. Chỉ cần là một sản phẩm có logo
táo khuyết ở mặt sau, giá trị của nó trong mắt người dùng đã khác”, anh Dũng
nói.
Khách hàng dòng iPhone đời cũ này là
thanh niên các vùng nông thôn, sinh viên, học sinh. Tại Việt Nam, không khó để
bắt gặp một học sinh cấp 3 hay một nhân viên văn phòng trẻ tuổi đang cầm trên
tay chiếc iPhone 4.
Những chiếc iPhone này thường được nhập
về theo lô từ Trung Quốc.
"Chưa bao giờ, iPhone tỏ ra phổ cập
tại Việt Nam đến vậy. Nó không còn là món hàng xa xỉ", anh Tiến Trung, chủ
một cửa hàng bán di động tại quận 3, TP.HCM nhận định. Giống như điện thoại
BlackBerry vài năm trước đây, iPhone đang hình thành nên hai thị trường rõ rệt.
"Những người có thu nhập tốt chọn dòng máy mới ra, trong khi khách hàng
bình dân lại sử dụng các model đời cũ, làm lại", anh Trung nói.
"Với nhiều người Việt, dùng
iPhone đang xem như một thước đo cho sự thành công, sang chảnh". Anh Trung
cho rằng, suy nghĩ trên khiến nhiều người sẵn sàng bỏ ra hơn tháng thu nhập để
sở hữu một thiết bị mới. Trong khi đó, các dòng iPhone cũ lại là chọn lựa cho
người ít tiền, tiết kiệm hơn.
Trong những năm gần đây, khi kết nối
3G trở nên phổ biến, Wi-Fi miễn phí cũng tràn ngập ở các quán cafe, hình ảnh
nhiều người dùng smartphone truy cập Internet trở nên phổ biến ở Việt Nam. Sự
gia tăng các ứng dụng mạng xã hội, nhắn tin miễn phí, trò chơi đã thúc đẩy
smartphone phát triển. "iPhone là dòng di động chủ đạo trong xu hướng
này", anh Hoàng Anh, đại diện một công ty quảng cáo quốc tế tại TP.HCM nhận
định.
Theo các nhà bán lẻ lớn, Samsung,
Nokia, HTC, Sony và nhiều tên tuổi khác đang tích cực quảng bá sản phẩm của
mình tại Việt Nam. Trong khi đó, dù không quảng cáo, nhưng Apple vẫn sở hữu một
thị phần lớn, đặc biệt trên nhóm xách tay. "Thị trường 'hàng ngoài' này vẫn
sống tốt, dù giá các model chính hãng khác cạnh tranh hơn".
Anh Tiến Trung cho rằng, giống như xe
máy Vespa, cafe Starbucks, "iPhone là một thước đo về smartphone cao cấp của
nhiều người Việt". Trong khi đó, sự đi lên của các model đời cũ đã khiến sản
phẩm trở nên bình dân hơn. "Nguyên khu trọ của mình đến 50% đã có iPhone,
số còn lại các bạn sử dụng điện thoại Galaxy, Lumia", anh Nguyễn Văn Kha
cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét